Xe đạp, phương tiện ưa thích của các phượt thủ

 Với hầu hết mọi người, cụm từ “phượt” đã không còn xa lạ nữa. Phượt thậm chí còn là trào lưu được yêu thích nhất trong thời gian gần đây. Rất nhiều các bạn trẻ coi phượt là thú vui không thể thiếu vào mỗi cuối tuần hay mỗi khi có thời gian rảnh

Phượt được hiểu đơn giản là dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác một cách ngẫu nhiên hoặc theo lộ trình có sẵn để tận hưởng vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan và trải nghiệm những nét đặc sắc về văn hóa vùng miền. Phương tiện để đi phượt khá đa dạng, có thể bằng xe khách, tàu hỏa nhưng phổ biến nhất là bằng xe máy và xe đạp.

Kết quả hình ảnh cho phượt bằng xe đạp

Phượt bằng xe đạp là hình thức dịch chuyển được lựa chọn nhiều bởi các bạn trẻ. Theo lời của Toàn, một phượt thủ  chính hiệu  thì: “ Ai chưa từng phượt bằng xe đạp thì chưa phải là đi phượt đích thực”.  Toàn đã từng cùng chiếc xe đạp của mình phượt qua những cung đường hùng vĩ nhất, khắc nghiệt nhất của Việt Nam: Hà Nội- Lào Cai- Sa Pa, Đà Nẵng-Lăng Cô-Huế, Phù Luông (Thanh Hóa), Bến En, Pù Mát (Con Cuông, Nghệ An). Tháng 1 lên Mộc Châu ngắm hoa cải trắng, qua Sa Pa ngắm đào rừng. Tháng 2 chinh phục đỉnh Mã Pí Lèng phủ mây. Tháng 5 phượt đèo Hải Vân và một dải biển miền Trung. Tháng 11 lên Đồng Văn, Hà Giang ngắm hoa tam giác mạch,…

Với Toàn và rất nhiều các bạn khác, phượt bằng xe đạp mới trải nghiệm được hết những vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên.  Những khó khăn trên con đường phượt sẽ giúp các bạn học hỏi thêm nhiều điều, cảm nhận được những niềm vui bình dị đã bị lãng quên trong bộn bề công việc. Sau mỗi chuyến đi phượt, các bạn cảm thấy cuộc đời mình có ý nghĩa hơn và thêm yêu,  trân trọng mỗi phút giây đang sống.

Những nguyên tắc cơ bản khi phượt bằng xe đạp.

Ngoài việc chia sẻ những điều thú vị, Toàn cũng đưa ra các lời khuyên cho những bạn muốn phượt bằng xe đạp mà chưa có nhiều kinh nghiệm. Để giúp chuyến đi không gặp những rắc rối ngoài ý muốn, các bạn nên đặc biệt chú ý các nguyên tắc cơ bản như sau:

Nguyên tắc về an toàn: Dù xe đạp là loại xe được đánh giá cao về tính an toàn nhưng nếu không cẩn thận thì vẫn có thể gây ra những tai nạn không đáng có. Để đảm bảo yếu tố an toàn, phượt thủ cần chuẩn bị tốt nhất cho phương tiện của mình. Đầu tiên là phải lựa chọn được loại xe đạp thích hợp với cung đường phượt.

Xe đạp phượt hiện nay có 3 dòng chính: Mountain bike, Road bike và Touring bike. Mountain bike (xe đạp địa hình) thích hợp với đường núi, đèo gồ ghề. Road bike (xe đạp đua) có ưu điểm là tốc độ nhưng vì phần lốp mỏng, dễ trượt  nên chỉ thích hợp với những cung đường bằng phẳng. Touring bike (Xe đạp thực dụng) có trọng lượng xe vừa phải, sườn xe cứng cáp, lốp xe bám đường nên phù hợp được với nhiều dạng địa hình nhất.

Sau khi chọn được dòng xe, các phượt thủ cần lựa chọn thương hiệu xe đạp uy tín, tránh mua phải hàng nhái, hàng dựng. Với Toàn, thương hiệu xe bạn tin tưởng nhất là xe đạp Totem vì xe của Totem luôn đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý mà mẫu mã lại đẹp.

Khác với những thương hiệu khác, xe đạp địa hình của Totem sử dụng những linh kiện tốt nhất đến từ Shimano. Những ai am hiểu xe đạp địa hình đều biết Shimano là hãng đi đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất linh kiện cho các loại xe đạp địa hình và xe đua chuyên nghiệp. Xe đạp Totem kết hợp những linh kiện cao cấp của Shimano với công nghệ sản xuất xe đạp tiên tiến của hãng để tạo ra những chiếc xe đạp địa hình có chất lượng vượt trội, đem đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người sử dụng. Với xe đạp Totem, các phượt thủ không cần phải bỏ ra một số tiền quá lớn như khi mua xe ngoại nhập mà vẫn đảm bảo tốt nhất các yếu tố về an toàn và tiện dụng.

Nguyên tắc về trang phục: Khi đi phượt, bạn nên mặc trang phục ôm sát vừa vặn. Sử dụng chất liệu vải thấm mồ hôi và có độ co giãn vừa phải. Đừng quên sử dụng mũ bảo hiểm chất lượng để bảo vệ phần đầu và cổ.

Nguyên tắc về đồ đạc: Đồ đạc mang theo khi phượt cần gọn nhẹ, không quá cồng kềnh và được buộc chặt vào khung hoặc yên xe. Bạn cũng cần mang theo giấy tờ tùy thân, thức ăn nhẹ, nước uống và các loại thuốc men cơ bản.

Ngoài ra, bạn cần nắm rõ lộ trình và đặc điểm của nơi mình sẽ đi qua, sẽ đến. Nên trang bị thêm bản đồ hoặc điện thoại có chức năng chỉ đường để đề phòng khi bị lạc. Bạn cũng nên học những cách sửa xe đơn giản và mang theo phụ kiện xe dự phòng.

Với những lời khuyên hữu ích trên, hy vọng sẽ giúp các phượt thủ có những chuyến phượt bằng xe đạp thật thú vị và có được những trải nghiệm đáng nhớ.