- Sự phát triển của xe đạp trên khắp thế giới.
Xe đạp là phương tiện đi lại xuất hiện sớm và tồn tại lâu nhất của con người. Do sự phát triển ồ ạt của các phương tiện giao thông cơ giới như xe máy, ô tô,… và nhu cầu của cuộc sống hiện đại mà thói quen đi xe đạp tạm thời bị quên lãng.
Trong xu thế khan hiếm nhiên liệu và ô nhiễm môi trường tăng cao như hiện nay, các nước trên thế giới đang cùng nhau kêu gọi phong trào sử dụng xe đạp như một giải pháp nhằm tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường và rèn luyện sức khỏe.
Theo nghiên cứu của tổ chức NPD Hoa Kì thì thị trường xe đạp đang nóng dần trở lại, nhu cầu sử dụng xe đạp của người dân tăng cao. Năm 2014, doanh thu của thị trường xe đạp toàn cầu là 51 tỉ Đô la Mỹ. Tốc độ tăng trưởng hàng năm lên đến 5,2%. Dự kiến đến năm 2019, doanh thu đến từ sản xuất, tiêu thụ xe đạp sẽ vượt ngưỡng 65 tỉ Đô la Mỹ. Đây là con số rất đáng mừng vì nó thể hiện sự thay đổi tích cực trong tư duy và trong thói quen đi lại của con người hiện đại. Cho thấy con người đã bắt đầu quan tâm hơn đến các vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu,…
- Những quốc gia ưa chuộng xe đạp nhất.
Các nước châu Âu vốn được coi là thiên đường của xe đạp vì tỉ lệ người sử dụng xe đạp rất cao. Trong mỗi gia đình, bên cạnh ô tô là phương tiện di chuyển chính, mỗi thành viên thường có thêm một chiếc xe đạp dùng để đi dạo hoặc tập thể dục . Ở Mỹ và các nước châu Mỹ, xu hướng sử dụng xe đạp cũng tăng cao, đặc biệt ở New York và Barcelona. Ở đây người ta khuyến khích sử dụng xe đạp để di chuyển trên những quãng đường ngắn. Hệ thống chia sẻ xe đạp (Bike Sharing)- xe đạp công cộng cũng giúp xe đạp gần gũi hơn với người dân.
Ở châu Á, một số nước như Thái Lan, Philippin, Nhật Bản, Trung Quốc ,… cũng bắt đầu có những chính sách nhằm khuyến khích người dân sử dụng xe đạp như: xây thêm làn đường riêng cho xe đạp, xây dựng các thành phố thân thiện hay các tour du lịch bằng xe đạp.
Đặc biệt Đài Loan được mệnh danh là “thủ đô xe đạp châu Á” vì số lượng xe đạp cực khủng ở đây. Đài Loan cũng đi tiên phong trong việc sản xuất và xuất khẩu xe đạp sang các nước khác. Chỉ tính riêng trong năm 2014 kim ngạch xuất khẩu xe đạp của nước này đã lên đến 2,7 tỉ Đô la Mỹ, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn hàng đầu.
Thương hiệu xe đạp đình đám nhất của Đài Loan hiện nay là thương hiệu Totem. Xe đạp Totem được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, áp dụng những tiêu chuẩn khắt khe nhất về chất lượng: Tốc độ 24 SPEED, Khung 26*17” Alloy MTB, Giảm sóc Mode MD 986, Lốp Kenda 26* 1,95,…
Thương hiệu Totem được đánh cao không chỉ ở thị trường châu Á mà còn là sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất sang các nước châu Âu, châu Mỹ. Tính đến nay, xe đạp Totem đã mở rộng xuất khẩu sang 100 thị trường khác nhau, trong đó có Việt Nam. Với mục tiêu phát triển bền vững, lâu dài, xe đạp Totem tiếp tục đầu tư hơn nữa vào dây chuyền thiết bị, cơ sở sản xuất, đội ngũ thiết kế,… để đem tới cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng hơn nữa. Nhờ đó, xe đạp Totem nói riêng và xe đạp Đài Loan nói chung sẽ vươn tới được vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp xe đạp thế giới.
Tại Việt Nam, xu hướng đi xe đạp cũng dần trở lại. Tháng 3/2014 Bộ Văn hóa bắt đầu thí điểm tăng cường xe đạp tại phố cổ Hội An nhằm tạo nên nét đặc sắc riêng về văn hóa, là điểm nhấn thu hút khách du lịch. Không chỉ ở Hội An, các thành phố lớn khác như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… hình ảnh chiếc xe đạp cũng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Bên cạnh giấc mơ sở hữu ô tô thì mỗi gia đình cũng sử dụng xe đạp để đi dạo chơi mỗi cuối tuần, hay dùng để tập thể dục rèn luyện sức khỏe cả nhà.
Xe đạp là phương tiện giao thông xanh nên việc phát triển mạnh phương tiện này sẽ là tín hiệu đáng mừng cho môi trường sống. Mong rằng trong thời gian sắp tới Việt Nam sẽ có thêm nhiều thành phố sử dụng xe đạp như Hàng Châu (Trung Quốc), Kyoto (Nhật Bản),… để thói quen đi xe đạp thay cho xe máy, ô tô được lan rộng là thấm sâu hơn nữa vào tâm trí mỗi người.